BIDV tài trợ đóng mới tàu vỏ thép quy mô lớn nhất trên cả nước

Tác giả: Lê Huy

saosaosaosaosao
Doanh nhân 29/07/2015 12:07

BIDV tài trợ đóng mới tàu vỏ thép theo Nghị định 67 với quy mô lớn nhất trên cả nước từ khi triển khai

 

BIDV tài trợ đóng mới tàu vỏ thép quy mô lớn nhất
BIDV tiếp tục tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ ngư dân tại tỉnh Bình Định vay vốn đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ

Ngày 27/7/2015, tại Bình Định, BIDV tiếp tục tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ ngư dân tại tỉnh Bình Định vay vốn đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ. Đây là đợt ký kết hợp đồng tín dụng cho vay đóng mới tàu vỏ thép của BIDV có quy mô lớn nhất trong cả nước từ trước đến nay.

Theo đó, Chi nhánh BIDV Phú Tài đã đồng thời ký kết 07 hợp đồng tín dụng để cho vay đóng mới tàu vỏ thép với tổng số tiền cho vay 107 tỷ đồng với các ngư dân tại các huyện Phù Mỹ, Phù Cát và Hoài Nhơn (Bình Định). Trước đó, các Chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Định đã ký kết và cho vay với những ngư dân đầu tiên để đóng tàu vỏ thép. Hiện tại, con tàu đã được hạ thuỷ, đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến sẽ vươn khơi trong tháng 9/2015.Ngày 27/7/2015, tại Bình Định, BIDV tiếp tục tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ ngư dân tại tỉnh Bình Định vay vốn đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ. Đây là đợt ký kết hợp đồng tín dụng cho vay đóng mới tàu vỏ thép của BIDV có quy mô lớn nhất trong cả nước từ trước đến nay.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 (có hiệu lực từ 25/8/2014) của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản được đánh giá là bước đột phá trong chính sách phát triển ngành thủy sản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả mặt xã hội, quốc phòng. Trong quá trình triển khai, mặc dù Chính phủ, các Bộ, ban, ngành đã chỉ đạo quyết liệt cũng như tổ chức nhiều phiên họp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhưng kết quả còn chưa đạt được như kỳ vọng, cụ thể: Đến 25/7/2015, mới có 27/28 tỉnh/thành phố phê duyệt danh sách người vay vốn với 867 khách hàng (chiếm 38% trên tổng số 2.284 tàu được phân bổ) được phê duyệt vay đóng mới, nâng cấp tại các địa phương; Trong đó, số khách hàng được các NHTM thẩm định, phê duyệt cho vay là 92 khách hàng (đạt 11% số KH đã được phê duyệt vay vốn), riêng BIDV cho vay 58 con tàu, chiếm 63% tổng số tàu cho vay của các NHTM.

Tại tỉnh Bình Định, trong tổng số 305 tàu được phân bổ đến nay đã có 76 chủ tàu (25%) được phê duyệt đủ điều kiện vay vốn. Sau đợt ký kết này sẽ nâng tổng số khách hàng được vay vốn theo Nghị định 67 lên 11 chủ tàu, trong đó toàn bộ là do BIDV tài trợ vốn, chiếm khoảng 15% tổng số tàu đã được UBND tỉnh phê duyệt. Như vậy, Bình Định là địa phương đang dẫn đầu cả nước về số lượng tàu được tài trợ vốn theo Nghị định 67.

Với việc chủ động, trách nhiệm trong việc thực hiện Nghị định 67, BIDV nhận thấy nút thắt lớn nhất trong triển khai tại các NHTM là việc bà con ngư dân thiếu hụt hoặc không chứng minh được phần vốn đối ứng phải tham gia theo phương án vay đóng mới tàu, ngày 01/7/2015 BIDV đã ban hành “Gói tín dụng 1.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình bổ sung vốn đối ứng để đóng tàu theo Nghị định 67”. Theo đó nút thắt lớn nhất tại các NHTM đã được giải quyết, tháo gỡ. Ngoài ra, BIDV cũng đã triển khai đồng thời 05 gói tín dụng thương mại nhằm phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ tạo nên chuỗi giá trị khép kín; dần hình thành các đội tàu hiện đại, công suất lớn để vươn khơi, bám biển, góp phần phát triển kinh tế biển của các địa phương gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Để thực hiện Nghị định 67 một cách hiệu quả, chặt chẽ, cần có sự tham gia tích cực, trách nhiệm và quyết liệt hơn nữa của các Bộ, ngành, địa phương, các NHTM… Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, BIDV đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố chưa phê duyệt hoặc đã phê duyệt nhưng số tàu phê duyệt thấp hơn 20% số lượng tàu được phân bổ cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt danh sách người vay vốn để các chủ tàu, ngư dân sớm tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước; Bộ Tài chính cần nhanh chóng, khẩn trương có hướng dẫn riêng về việc hoàn thuế GTGT của tàu đóng mới, nâng cấp; Bộ NN&PTNT nhanh chóng có hướng dẫn về xác định giá trị tàu; phân bổ số lượng tàu phù hợp; nghiên cứu sử dụng máy mới - máy cũ đối với tàu nâng cấp; UBND tỉnh sớm công bố các mẫu thiết kế tàu vỏ gỗ, vật liệu mới; Ban chỉ đạo triển khai Nghị định 67 tại các địa phương cần vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao hơn, chủ động hơn, quyết liệt hơn để triển khai Nghị định 67 có hiệu quả và đi vào cuộc sống.

Ý kiến của bạn

Bình luận