Bí mật đen tối đằng sau sự phát triển của Hong Kong

Bạn đọc 03/11/2016 05:20

Tỷ lệ người dân có cuộc sống được xếp vào hàng nô lệ tại Hong Kong cao thứ 9 ở châu Á và cao thứ 32 trên toàn thế giới.

 

china-cycle_pmar
 


Hong Kong là một trong những vùng lãnh thổ giàu thứ 10 trên thế giới tính theo GDP đầu người. Tuy nhiên đây cũng là một trong những khu vực có tỷ lệ “nô lệ” cao nhất châu Á, theo khảo sát của tổ chức từ thiện Walk Free Foundation.

Chỉ số Nô lệ toàn cầu 2016 cho thấy hiện đang có 45,8 triệu người mắc kẹt trong tình trạng nô lệ thời hiện đại trên toàn thế giới. Con số này chỉ tính riêng ở Hong Kong có thể lên đến 30.000 người.

Với dân số hơn 7 triệu người, Hong Kong lại là một trong những khu vực phản ứng kém nhất với tình hình, thậm chí thua cả Hoa lục vì “mức độ nhận thức kém vì thực trạng nô lệ thời hiện đại”, báo cáo nhận định.

Tỷ lệ người dân có cuộc sống được xếp vào hàng nô lệ tại Hong Kong cao thứ 9 ở châu Á và cao thứ 32 trên toàn thế giới.

Trung Quốc đại lục đứng thứ 14 ở châu Á, tỷ lệ nô lệ khá hơn Hong Kong do số dân đông hơn.  

Quốc gia có tỷ lệ người dân nô lệ cao nhất là Triều Tiên, với 1,1 triệu người trong 25 triệu dân có mức sống được xếp vào hàng nô lệ.

Ông Jade Anderson, nhà hoạt động chống nạn buôn người của tổ chức cho biết kết quả cuộc khảo sát khiến người dân Hong Kong cảm thấy bị “sốc”. Tại đây, nhiều hành vi đàn áp quyền con người vẫn ngang nhiên diễn ra mà không bị xử lý.

Trong tổng số 167 nền kinh tế được xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 47/52 bậc, với tỷ lệ 0,152% người dân có mức sống kém, vị trí khá cao, chỉ sau một số nước phát triển như Phần Lan, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Mỹ.

Có 16 nước chia nhau vị trí cao nhất với tỷ lệ 0,018% người dân có mức sống nô lệ.

Theo Liên Hiệp Quốc, các hình thức nô lệ hiện đại, như buôn người, cưỡng bức bán dâm, cưỡng bức lao động, bắt trẻ em cầm súng, sử dụng trẻ em trong các đường dây buôn ma túy… có xu hướng phát triển. Tình trạng này phần lớn là do nạn nghèo đói, nạn kỳ thị và cô lập xã hội.

Ý kiến của bạn

Bình luận