Ảnh hưởng của độ góc cạnh của cốt liệu nhỏ đến tính thấm nước và đặc tính độ bền sunphat của bê tông xi măng

Ảnh hưởng của độ góc cạnh của cốt liệu nhỏ đến tính thấm nước và đặc tính độ bền sunphat của bê tông xi măng

Ảnh hưởng tính chất bề mặt nhám, góc cạnh của các loại cốt liệu nhỏ đến tính thấm nước và đặc tính độ bền sunphat của bê tông xi măng (BTXM) chưa được đề cập ở Việt Nam, mặc dù các loại cốt liệu nhỏ như cát nghiền (CN), đá mi (ĐM) đã được sử dụng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cát tự nhiên (CTN) trong sản xuất BTXM. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại cốt liệu nhỏ đến tính thấm và đặc tính độ bền sunphat của BTXM cường độ 40 MPa (BTXM.M40). Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy BTXM.M40 sử dụng cốt liệu nhỏ có góc cạnh lớn được nghiền từ đá cho khả năng chống thấm nước và mức độ suy giảm cường độ chịu nén trong môi trường sunphat kém hơn so với bê tông sử dụng cốt liệu nhỏ là cát sông tự nhiên.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nước/chất kết dính và hàm lượng muội silic đến đặc tính của bê tông xi măng trong môi trường biển

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nước/chất kết dính và hàm lượng muội silic đến đặc tính của bê tông xi măng trong môi trường biển

Bài báo trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu thí nghiệm cường độ chịu nén, khả năng chống thấm ion clo của bê tông xi măng (BTXM) muội silic, từ đó phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ nước/chất kết dính (N/CKD) và hàm lượng muội silic tới đặc tính về cường độ chịu nén, độ thấm ion clo và hệ số khuếch tán ion clo của kết cấu BTXM trong môi trường biển. Kết quả ban đầu cho thấy, khi giảm tỷ lệ N/CKD thì khả năng chống thấm ion clo của bê tông tăng lên, nhờ đó cường độ chịu nén của bê tông đạt được giá trị cao. Bài báo đưa ra nhận định cường độ chịu nén và khả năng chống thấm ion clo của BTXM sử dụng muội silic cao hơn nhiều so với BTXM thông thường.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu sử dụng nano SiO2 điều chế từ tro trấu tăng cường độ chịu nén của bê tông xi măng

Nghiên cứu sử dụng nano SiO2 điều chế từ tro trấu tăng cường độ chịu nén của bê tông xi măng

Bài báo trình bày về việc sử dụng nano SiO2 (NS) điều chế từ tro trấu làm phụ gia khoáng cho bê tông xi măng (BTXM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng nano SiO2 hàm lượng từ 0 - 2% theo khối lượng xi măng đã làm tăng cường độ nén của bê tông so với BTXM thông thường. Điều này làm tăng khả năng ứng dụng của BTXM sử dụng phụ gia khoáng NS, giảm hàm lượng xi măng trong bê tông, tăng lượng sử dụng phế thải từ tro trấu giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững trong xây dựng công trình.

Diễn đàn khoa học
Mô hình tính toán bê tông nhiều lớp sửa mặt đường bê tông xi măng

Mô hình tính toán bê tông nhiều lớp sửa mặt đường bê tông xi măng

Việc sửa chữa mặt dường bê tông xi măng (BTXM) biến mô hình tính toán trở thành bài toán BTXM nhiều lớp, lớp BTXM cũ và lớp bê tông phủ để sửa chữa. Việc nghiên cứu mô hình trạng thái ứng suất, biến dạng của tấm sau khi sửa chữa là hết sức quan trọng và cần thiết để từ đó đánh giá được trạng thái ứng suất và độ bền vững của kết cấu sau khi sửa chữa.

Diễn đàn khoa học
Khảo sát sự biến thiên của nhiệt độ trong tấm bê tông xi măng mặt đường ở điều kiện miền Bắc

Khảo sát sự biến thiên của nhiệt độ trong tấm bê tông xi măng mặt đường ở điều kiện miền Bắc

Bài báo đã đánh giá lại chu kỳ dao động nhiệt tại một số vị trí đặc trưng theo chiều dầy của tấm BTXM. Nhiệt độ đo được đều dao động theo hàm cos quanh giá trị trung bình, nhiệt độ cao nhất trong ngày xuất hiện trễ hơn cực trị của hàm cos tính toán.

Diễn đàn khoa học
Đề xuất ứng dụng mặt đường hấp thụ khí thải ở Việt Nam

Đề xuất ứng dụng mặt đường hấp thụ khí thải ở Việt Nam

Nghiên cứu loại mặt đường hấp thụ khí thải và đề xuất áp dụng cho Việt Nam là vấn đề được quan tâm hiện nay

Sản phẩm
Vai trò của phụ gia polyme vô cơ trong xây hạ tầng ven biển

Vai trò của phụ gia polyme vô cơ trong xây hạ tầng ven biển

Nghiên cứu vai trò của phụ gia polyme vô cơ trong việc gia cố nền cát bằng xi măng chống hiện tượng cát chảy khi xây dựng các công trình hạ tầng ven biển

Ứng dụng
Thực nghiệm đánh giá dính bám giữa lớp bê tông asphalt với lớp bê tông xi măng

Thực nghiệm đánh giá dính bám giữa lớp bê tông asphalt với lớp bê tông xi măng

Dính bám giữa lớp bê tông asphalt (BTA) với lớp bê tông xi măng (BTXM) là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ khai thác của kết cấu mặt đường hỗn hợp.

Giới thiệu một số mô hình tính tốc độ cacbonat của vật liệu bê tông xi măng và khả năng ứng dụng trong điều kiện Việt Nam

Giới thiệu một số mô hình tính tốc độ cacbonat của vật liệu bê tông xi măng và khả năng ứng dụng trong điều kiện Việt Nam

Hiện tượng cacbonat làm thay đổi thành phần hóa học của vữa xi măng, giảm độ rỗng, tăng cường độ của vật liệu.

Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng nứt sớm mặt đường bê tông xi măng phân tấm và phương pháp ứng dụng phầm mềm HIPERRAV dự báo nứt sớm

Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng nứt sớm mặt đường bê tông xi măng phân tấm và phương pháp ứng dụng phầm mềm HIPERRAV dự báo nứt sớm

Bài báo dùng phần mềm HIPERPAV (HIgh PERformance concrete PAVing) do Cục Đường bộ Liên bang Mỹ (FHWA) phát triển nhằm dự báo quá trình hình thành nứt sớm của mặt đường BTXM phân tấm.