Đánh giá thực nghiệm biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện nhiệt độ cao

Đánh giá thực nghiệm biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện nhiệt độ cao

Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm đo biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện nhiệt độ cao. Biến dạng co ngót bê tông có đặc điểm phụ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh (nhiệt độ, độ ẩm). Nhiệt độ cao là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển và độ lớn của biến dạng co ngót bê tông. Chính điều này là một phần nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt trong cấu kiện bê tông tông cốt thép. Kết quả thí nghiệm này bước đầu đã khẳng định nhiệt độ cao, làm tăng tốc độ và độ lớn biến dạng co ngót. Thí nghiệm với hai loại bê tông M150 và M200, thực hiện đo co ngót trong vòng 90 ngày, với nhiệt độ 400C, độ ẩm trung bình từ 40 - 80% và đã đưa ra bộ số liệu có độ tin cậy cao.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng xi măng đến nhiệt thủy hóa trong bê tông khối lớn có xét đến phân đoạn thi công

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng xi măng đến nhiệt thủy hóa trong bê tông khối lớn có xét đến phân đoạn thi công

Bài báo phân tích ảnh hưởng của hàm lượng xi măng (HLXM) đến nhiệt thủy hóa trong bê tông khối lớn có xét đến phân đoạn thi công. Mô hình được thực hiện bằng phần mềm phần tử hữu hạn với phần tử khối theo không gian. HLXM được thay đổi để so sánh và tìm ra hàm lượng tối ưu. Bên cạnh đó, việc so sánh thủy nhiệt, ứng suất, chuyển vị của bê tông khối lớn với các HLXM khác nhau sẽ được thể hiện một cách chi tiết. Kết quả phân tích cho thấy, HLXM thay đổi dẫn đến sự thay đổi tuyến tính của nhiệt thủy hóa, ứng suất và chuyển vị trong khối bê tông. Khi HLXM tăng lên thì nhiệt thủy hóa cũng tăng theo, do đó nên cần lưu ý trong việc thiết kế cấp phối sao cho hạn chế được nhiệt thủy hóa ở mức thấp nhất.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của bê tông sử dụng cốt liệu tái chế từ bê tông phế thải trong xây dựng mặt đường cứng

Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của bê tông sử dụng cốt liệu tái chế từ bê tông phế thải trong xây dựng mặt đường cứng

Sử dụng cốt liệu tái chế trong bê tông là một xu hướng mới trên thế giới nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực môi trường, bảo tồn nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, đồng thời cũng giảm gánh nặng cho các bãi chứa phế thải xây dựng. Cốt liệu bê tông tái chế (RCA) là một dạng cốt liệu tái chế từ bê tông phế thải trong xây dựng, có giá trị sử dụng cao và phạm vi ứng dụng rộng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản của bê tông sử dụng RCA định hướng sử dụng trong xây dựng mặt đường.

Diễn đàn khoa học
Chế tạo thiết bị Crossbow đo lực căng tao cáp trong bê tông và ứng dụng cho chẩn đoán cầu Trà Bồng bị cháy

Chế tạo thiết bị Crossbow đo lực căng tao cáp trong bê tông và ứng dụng cho chẩn đoán cầu Trà Bồng bị cháy

Kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) dự ứng lực được sử dụng khá nhiều trong các công trình giao thông, dân dụng và hạ tầng kỹ thuật xây dựng khác. Sau một thời gian khai thác vật liệu bê tông và cốt thép thường, cáp dự ứng lực có sự suy thoái làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu. Một số trường hợp do ảnh hưởng của nhiệt độ cao làm suy giảm cường độ của bê tông, giảm cường độ và lực căng của cáp. Trong điều kiện cháy, các yếu tố đó ảnh hưởng đồng thời đến sự giảm khả năng chịu lực của cấu kiện. Đặc biệt đối với các kết cấu BTCT dự ứng lực, việc xác định lực căng còn lại trong tao cáp sau một thời gian khai thác để đánh giá khả năng chịu tải thực tế của kết cấu đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu này trình bày kết quả chế tạo thiết bị Crossbow đo lực căng còn lại tao cáp trong bê tông và ứng dụng cho chẩn đoán công trình cầu Trà Bồng bị cháy.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu phương pháp tính toán tăng cường bản mặt cầu bê tông cốt thép bằng bê tông cường độ siêu cao gia cường cốt sợi thép phân tán (UHSFRC)

Nghiên cứu phương pháp tính toán tăng cường bản mặt cầu bê tông cốt thép bằng bê tông cường độ siêu cao gia cường cốt sợi thép phân tán (UHSFRC)

Bài báo nghiên cứu tính toán tăng cường bản mặt cầu bê tông cốt thép thường bằng bê tông cường độ siêu cao gia cường cốt sợi thép phân tán (UHSFRC). Các kết quả phân tích về cấu tạo và sức kháng uốn của bản mặt cầu composite được so sánh với bản mặt cầu bê tông cốt thép thông thường. Từ các số liệu tính toán kiểm chứng và so sánh, đề xuất những vấn đề cần phải nghiên cứu k hi áp dụng.

Diễn đàn khoa học
Ảnh hưởng độ góc cạnh của cốt liệu nhỏ đến các tính chất của bê tông làm mặt đường ô tô

Ảnh hưởng độ góc cạnh của cốt liệu nhỏ đến các tính chất của bê tông làm mặt đường ô tô

Hiện nay, do khan hiếm nguồn cát tự nhiên để chế tạo bê tông xi măng (BTXM) nên trong sản xuất xu hướng sử dụng các vật liệu khác như: cát nghiền, đá mi để thay thế là một điều cần thiết. Tuy nhiên, tính chất bề mặt xù xì, góc cạnh của các loại cốt liệu nhỏ này có thể ảnh hưởng đến một số tính chất của BTXM làm mặt đường. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng độ góc cạnh của cốt liệu nhỏ đến các tính chất của BTXM có cường độ 40 MPa làm mặt đường ô tô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi độ góc cạnh (U) tăng thì các tính chất cơ học của BTXM tăng nhưng khả năng chống mài mòn giảm.

Diễn đàn khoa học
Bê tông phế thải và khả năng sử dụng trong xây dựng mặt đường ô tô ở Việt Nam

Bê tông phế thải và khả năng sử dụng trong xây dựng mặt đường ô tô ở Việt Nam

Bê tông là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong phế thải xây dựng (PTXD). Đây là nguồn vật liệu có giá trị, có thể tái chế sử dụng với phạm vi ứng dụng rộng. Các lợi ích về mặt kinh tế, môi trường và tính bền vững do tái sử dụng bê tông phế thải (BTPT) mang lại đã được chứng minh nhiều khía cạnh của đời sống, tại nhiều nơi trên thế giới. Tại các nước phát triển, với trình độ khoa học công nghệ phát triển, cùng nhận thức đầy đủ của chính quyền và các bên liên quan, tỷ lệ tái chế các nước đã lên tới trên 80%, hay cá biệt lên tới 100%. Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh mẽ làm nền tảng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do đó cần sử dụng một lượng lớn bê tông xi măng (BTXM), đồng thời quá trình cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng lại thải ra một lượng lớn BTPT có thể tận dụng được. Bài báo trình bày về tình hình nghiên cứu và sử dụng BTPT trên thế giới và tiềm năng ứng dụng của loại vật liệu này trong xây dựng mặt đường ở Việt Nam.

Diễn đàn khoa học
Tính chất của bê tông tính năng cao kết hợp tro bay và xỉ lò cao

Tính chất của bê tông tính năng cao kết hợp tro bay và xỉ lò cao

Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm xác định đặc tính cường độ, vận tốc xung siêu âm và độ chống thấm nước của các loại bê tông tính năng cao có tỉ lệ nước - chất kết dính là 0,30, trong đó tro bay (TB) thay thế 20% và xỉ lò cao (XLC) nghiền mịn thay thế 15 - 45% xi măng theo khối lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bổ sung TB và XLC, chúng làm tăng tính công tác và giảm cường độ của các loại bê tông, đặc biệt là ở độ tuổi sớm 3 ngày. Ở các độ tuổi muộn 28 và 56 ngày, cường độ của các loại bê tông chứa TB và XLC thấp hơn không đáng kể so với bê tông đối chứng. Cường độ nén của các loại bê tông chứa TB và XLC đạt 60 MPa ở 28 ngày và 70 MPa ở 56 ngày. Bê tông chứa 20%TB và 35%XLC có cường độ tương đương với bê tông đối chứng ở 56 ngày. Vận tốc xung siêu âm của các loại bê tông tương tự như sự phát triển cường độ. Độ chống thấm nước của các loại bê tông đều đạt trên cấp B16.

Diễn đàn khoa học
So sánh cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông Geopolymer sử dụng cát vàng và bê tông Geopolymer sử dụng cát mịn

So sánh cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông Geopolymer sử dụng cát vàng và bê tông Geopolymer sử dụng cát mịn

Việc sử dụng cát mịn và đá mi theo một tỷ lệ thích hợp đã tạo ra một hỗn hợp cốt liệu nhỏ có mô-đun độ lớn tương đương với cát vàng để chế tạo bê tông Geopolymer. Bên cạnh đó, cấp phối bê tông Geopolymer sử dụng cốt liệu nhỏ cho kết quả cường độ nén tương đương và cường độ kéo khi uốn vượt trội so với cấp phối bê tông Geopolymer sử dụng cát vàng.

Diễn đàn khoa học
Mô phỏng và tính dầm liên hợp thép bê tông bằng cách kết hợp phần tử dầm và tấm

Mô phỏng và tính dầm liên hợp thép bê tông bằng cách kết hợp phần tử dầm và tấm

Dầm liên hợp thép bê tông được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Bài báo trình bày việc mô phỏng và tính toán dầm liên hợp thép và bê tông bằng phần mềm Sap2000. Nội lực và chuyển vị của dầm liên hợp thép bê tông đã được tính toán thông qua việc sử dụng kết hợp phần tử dầm và tấm trong Sap2000. Thực hiện các ví dụ để tính nội lực và chuyển vị của dầm, so sánh với kết quả tính toán bằng lý thuyết dầm cổ điển cho thấy kết quả mô phỏng có độ tin cậy cao, có thể sử dụng trong việc tính toán nội lực thiết kế công trình.

Diễn đàn khoa học