Bài học kinh nghiệm về quản lý và vận hành đường sắt đô thị

Tác giả: Trần Ngọc Minh

saosaosaosaosao
27/09/2015 06:32

Phương tiện vận chuyển công cộng trong đó có đường sắt đô thị (ĐSĐT) đang là giải pháp tối ưu khi giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông tại các thành phố lớn trên thế giới.

TS. Trần Ngọc Minh

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Người phản biện:

GS. TSKH. Nguyễn Hứu Hà

Tóm tắt: Phương tiện vận chuyển công cộng trong đó có đường sắt đô thị (ĐSĐT) đang là giải pháp tối ưu khi giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông tại các thành phố lớn trên thế giới. Tại Việt Nam, các dự án ĐSĐT đã được triển khai và sẽ đi vào khai thác trong 1 - 2 năm tới. Theo ước tính ban đầu, tuyến ĐSĐT có thể vận hành khoảng vài trăm lượt chuyến/mỗi ngày, mỗi chuyến có thể chuyên chở khoảng 1.200 đến 1.500 hành khách. Như vậy, khi ĐSĐT đi vào hoạt động sẽ làm giảm 50% phương tiện cá nhân tham gia giao thông, giảm ô nghiễm môi trường... Vấn đề đặt ra là, khi vận hành hệ thống ĐSĐT thì Nhà nước hay tư nhân hóa công tác quản lý, khai thác với mục tiêu mang lại lợi ích cho toàn xã hội?

Trong bài báo, tác giả muốn giới thiệu kinh nghiệm về quản lý và vận hành ĐSĐT của Singapore, giúp các nhà quản trị giao thông có thể đưa ra mô hình quản lý, vận hành ĐSĐT tại Việt Nam mang lại hiệu quả cao nhất.

Từ khóa: Giao thông công cộng, đường sắt đô thị, tắc nghẽn giao thông.

Abstract: Public transportation means including urban railway has been the most feasible solution to traffic congestion in big cities in the world. In Vietnam, urban railway projects have been carried out and put into operation in the next 1-2 years. According to estimation, each urban railway line can transport about several hundred trains per day, each train can load  from 1.200 to 1.500 passengers. Therefore, once urban railway line being put into operation, it can reduce by 50% private means of transportation as well as reduce environmental pollution...The matter is that, while operating urban railway, The State will be the owner or we implement privatization in order to bring benefits to the whole society?

In this article, the author want to introduce enperiences in managing and operating urban railways of Singapore, through which macro managers can establish an effective model of managing and  operating urban railway in Vietnam.

 Keywords: Public transportation, urban railway, traffic jam.

1. Đặt vấn đề

Trong bất kì sự ổn định đô thị nào thì vấn đề giao thông đi lại luôn là một vấn đề của đại chúng. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ lấy Singapore làm ví dụ tiêu biểu khi hệ thống ĐSĐT của đất nước này luôn được đánh giá là một trong những hệ thống tuyệt vời nhất trên thế giới. Singapore hiện đại với những khu đô thị đông dân đặc trưng bởi những khu nhà ở phân cấp, các khu công nghiệp hay dịch vụ vây quanh một trung tâm thương mại sôi động. Sự phân cấp này dẫn tới việc chính phủ phải có trách nhiệm cung cấp các phương án đi lại hiệu quả, đáng tin cậy với giá cả phải chăng để kết nối người dân tới các địa điểm khác nhau.

Đặc biệt, phương tiện giao thông công cộng (GTCC) là phương án chủ chốt mà chính phủ có thể làm vì nó mang lại không chỉ một mà còn nhiều lợi ích, trong đó bao gồm một giải pháp khả thi và trên diện rộng cho việc xử lý tắc nghẽn giao thông theo hướng thân thiện với môi trường. Một câu nói nổi bật khi nhấn mạnh bản chất vô giá của việc theo đuổi phương tiện GTCC như một giải pháp quan trọng cho bất kỳ đất nước nào có khó khăn về di chuyển, câu nói đó của Thị trưởng Penalosa của Bogota, Colombia: "Một đất nước phát triển không phải là một đất nước mà người nghèo có ô tô để đi. Ngược lại, đó là đất nước khi mà người giàu cũng sử dụng phương tiện công cộng".

2. Giải quyết vấn đề

Chúng ta đều đồng ý rằng, phương tiện giao thông đóng vai trò tuyệt đối quan trọng đối với một đất nước như Singapore khi mà 49,5% dân số từ 15 tuổi trở lên sử dụng một trong các dạng phương tiện công cộng hàng ngày từ nhà tới trường hoặc chỗ làm. Tuy nhiên, sự tin cậy cũng như khả năng chi trả của phương tiện công cộng đã phải gánh chịu khá nhiều, chỉ tính trong thời gian gần đây do một loạt các sự cố của hệ thống GTCC tốc độ cao (Mass Rapid Transit và Light Rapid Transit) kể từ năm 2011 cũng như những tình huống vốn đã tồn tại từ trước đó khi một vài nhóm người như sinh viên bách khoa hay người tàn tật bị từ chối vận chuyển.

Như đổ thêm dầu vào lửa, Hội đồng tư vấn GTCC (Public Transport Council) thậm chí còn muốn mở rộng thêm giới hạn cho những nhóm người kể trên, gia tăng giá tàu xe thêm 3,2% với lý do họ cần thêm tiền để nâng cấp sự hiệu quả của phương tiện, đây hiển nhiên là một lý do chính đáng cho việc tăng giá. Hội đồng tư vấn GTCC tuyên bố điều này trong sự kiện đánh giá giá vé tháng 1 năm 2014, khi mà hàng nghìn người Singapore từ tất cả mọi ngóc ngách của đảo quốc này đang phải hứng chịu sự hỏng hóc của MRT và LRT, từ Kranji và Bukit Panjang phía tây cho tới Ang Mo Kio phía bắc và Tanah Merah phía đông.

Điều đáng nói là người dân bắt đầu thắc mắc tại sao chính phủ lại thông qua việc tăng giá vé khi mà các nhà điều hành phương tiện GTCC như SMRT và SBS Transit tiếp tục thu về hàng triệu đô la lợi nhuận hoạt động hàng năm trong sự giảm sút chất lượng vận chuyển một cách đáng chú ý.

Trạng thái đáng kinh ngạc này của GTCC có lẽ cơ bản nhất là gắn liền với bản chất của việc quản lý dịch vụ tại Singapore - việc phương tiện GTCC trên thực tế được điều hành bởi các công ty tư nhân như là SMRT và SBS Transit thay vì được quản lý trực tiếp bởi nhà nước giống như các dịch vụ được cung cấp thành công khác như là hệ thống giáo dục công cộng (thông qua các trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo), nhà ở công cộng (thông qua ban phát triển nhà ở) hay chăm sóc sức khỏe đại chúng (thông qua các bệnh viện chính phủ).

Những ưu, nhược điểm của việc tư nhân hóa hoạt động GTCC ở Singapore đã thể hiện rõ nét trong các tình huống chúng ta đang chứng kiến ngày nay. Các nhà quản lý và điều hành phương tiện vận chuyển công cộng liên tục tìm tới việc tăng giá vé vì tham vọng thúc đẩy kinh tế theo bản năng của mình để đạt được lợi nhuận nhằm chi trả cho các nhà đầu tư và cổ đổng của họ, bất chấp các tiêu chuẩn đi lại thực tế được trải nghiệm bởi người sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng.

Trên thực tế, các hiệu ứng nhỏ giọt của việc tư nhân hóa đã bốc hơi thậm chí trước cả khi người tiêu dùng có thể nuôi dưỡng ý nghĩ về việc tận hưởng một phương tiện công cộng tốt hơn và giá cả phải chăng hơn, điều này đặt chúng ta vào một vòng tròn luẩn quẩn của việc ngày càng trả thêm nhiều tiền với hi vọng vào một điều kỳ diệu. Hơn thế nữa, hiệu quả dự kiến của việc tư nhân hóa trong việc thúc đẩy cạnh tranh và năng suất giữa các nhà điều hành phương tiện công cộng đã không được hiện thực hóa khi ta cho rằng SMRT và SBS Transit thực sự sở hữu độc quyền trên các tuyến ĐSĐT.

Có lẽ đó sẽ là một điều kỳ diệu nếu ta kì vọng vào việc SMRT và SBS Transit sẽ đặt mong muốn của hành khách lên trên các nhà đầu tư do xét cho cùng thì họ là những công ty làm ăn kinh doanh. Một điều bất cập khá dễ nhận biết nữa của việc tư nhân hóa là khi ta xem xét cách mà Chính phủ trả lời cho việc tiêu chuẩn bị giảm sút, họ thà phạt SMRT và SBS Transit vì những lần tàu hỏng hóc hoặc các lý do thiếu tin cậy khác thay vì trực tiếp giám sát việc nâng cấp các tuyến đường và dịch vụ. Một lần nữa, chính quyền hoạt động vì dân của thế kỉ 21 cho rằng, ném tiền vào một vấn đề (hoặc trong trường hợp này là lấy tiền) sẽ khiến cho vấn đề đó biến mất một cách kỳ diệu.

Việc quốc hữu hóa phương tiện vận chuyển công cộng đưa ra một phương án khả quan hơn rất nhiều cho các vấn đề giao thông mà chúng ta đang đối mặt ngày nay, kinh nghiệm chúng ta rút ra từ các dịch vụ quốc hữu hóa khác chính là một ví dụ điển hình cho chính quyền như vậy. Thay vì việc sử dụng lợi nhuận như một lực lượng thúc đẩy các tiêu chuẩn, sự liên quan trực tiếp của Chính phủ trong việc điều hành phương tiện vận chuyển công cộng sẽ cho phép Nhà nước quản lý nó một cách hiệu quả hơn nhằm đảm bảo rằng việc bảo trì và nâng cấp sẽ không bị đặt bên lề để các tiêu chuẩn một lần nữa được gia tăng khi lợi ích của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu.

Thực tế cho thấy, phương tiện vận chuyển cộng cộng đã đạt tới một mức độ cần thiết giống như là chăm sóc sức khỏe, nhà ở hay giáo dục, đây đều là các dịch vụ mà toàn thể người dân Singapore đáng ra phải được tận hưởng. Những người Singapore phải đi làm hay đi học, đồng thời cống hiến cho ngành kinh tế nước nhà, và trên hết là cống hiến cho xã hội, những người này đơn giản là không thể sống thiếu phương tiện công cộng hàng ngày.

Thách thức của việc quốc hữu hóa sẽ trở thành sự cấp thiết của việc kiếm đủ tiền nhằm tài trợ và trợ cấp việc bảo trì phương tiện công cộng mà không cần phải làm thêm gánh nặng cho những người đóng thuế. Tuy nhiên, một loạt các giải pháp đã được nêu ra từ hàng loạt nguồn khác nhau như là neo giá tiền lương của cán bộ hội đồng quản trị về tiêu chuẩn dịch vụ, đảm bảo sử dụng hiệu quả chi phí tiền từ kho bạc của chính phủ đối với các khoản trợ cấp trong số các phương pháp thu hồi chi phí khác và các sáng kiến đầu tư như những sáng kiến đã được sử dụng trong việc trợ cấp chăm sóc sức khỏe và nhà ở.

Có lẽ người Singapore nên học tập mô hình vận chuyển của Hồng Kông, nơi mà việc đầu tư cần thiết cho nâng cấp sẽ được bắt nguồn từ sự cạnh tranh giữa các công ty tư nhân liên quan tới phát triển cơ sở vật chất hơn là điều hành vận chuyển. Kể cả khi giá cả GTCC được nâng lên trước thì việc nâng giá này sẽ được điều chỉnh và tiền của người đóng thuế sẽ được đưa vào sử dụng một cách hiệu quả và lâu dài do tiêu chuẩn dịch vụ hoàn toàn có thể được Chính phủ quản lý và đảm bảo. Hi vọng là điều này không phải là sự thật khi mà trước khi SBS Transit được tư nhân hóa, họ kiếm được rất nhiều lợi nhuận hợp lý (dựa theo nhà nghiên cứu chính sách vận chuyển Lý Quang Diệu của Trường Chính sách công cộng, Đại học Quốc gia Singapore).

Trong khi một hệ thống GTCC tư nhân hóa toàn phần hay quốc hữu hóa hoàn toàn là khó có thể được coi là khả thi và hiệu quả về mặt chi phí, các loại điều chỉnh cần thiết cần phải được quyết định nhằm đảm bảo các tiến bộ rõ rệt trong phương tiện công cộng của Singapore. Liệu người dân Singapore có mong chờ mô hình một phần do Nhà nước tài trợ và do tư nhân điều hành hay họ sẽ mong muốn chuyển sang một mô hình quốc hữu hóa hoàn toàn và không lợi nhuận?

Cho dù thế nào đi nữa, sự bất công cố thủ trong hệ thống hiện tại dựa vào các công ty hướng về lợi nhuận trong việc điều hành phương tiện công cộng sẽ cần phải được chứng minh bằng các kế hoạch lâu dài, trách nhiệm tài chính và những hành động quyết đoán của chính phủ Singapore, những điều mà hiện tại họ đang thiếu. Mục tiêu của GTCC là phục vụ cho lợi ích đại chúng, khiến nó hoạt động một cách hiệu quả như một giải pháp hiện đại, tích hợp và có ích cho việc giải quyết tắc nghẽn giao thông trên đảo quốc Singapore cũng như giải quyết các vấn đề địa lý và môi trường trong thời đại ngày nay.

3. Kết quả nghiên cứu và bình luận

Tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn là một vấn nạn mà các quốc gia trên thế giới đã và đang tập trung giải quyết. Phương tiện GTCC trong đó có ĐSĐT là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất khi giải quyết vấn nạn này. Đầu tư xây dựng các tuyến ĐSĐT là vô cùng tốn kém, nhưng vấn đề sở hữu về quản lý, vận hành cũng không kém phần quan trọng, là mấu chốt của việc nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút người dân tham gia sử dụng loại phương tiện này. TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang triển khai đầu tư xây dựng một số tuyến ĐSĐT và sẽ được đưa vào khai thác trong 1 - 2 năm tới. Để vận hành các tuyến ĐSĐT mang lại hiệu quả thì vấn đề cần đặt ra ngay từ bây giờ là Nhà nước hay các công ty kinh doanh vì lợi nhuận là người quản lý, điều hành? Việt Nam lần đầu tiên sử dụng loại phương tiện này nên cần nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm từ những quốc gia có hệ thông GTCC phát triển và hiệu quả.

4. Kết luận

Phát triển GTCC là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đối với mọi quốc gia, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Đặc biệt tại các thành phố lớn, mật độ tham gia giao thông cao thì vấn đề tắc nghẽn giao thông là chuyện xảy ra hàng ngày. Để giải quyết vấn đề này, đa số các quốc gia trên thế giới đã tìm lời giải tối ưu đó là phương tiện GTCC, trong đó có ĐSĐT. Trong bài viết, tác giả muốn giới thiệu kinh nghiệm về quản lý và vận hành ĐSĐT của Singapore, nhằm giúp các nhà quản trị trong lĩnh vực giao thông ở Việt Nam có thể đưa ra mô hình quản lý, khai thác các tuyến ĐSĐT sắp đi vào vận hành một cách hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

[1]. http://www.giamsatgps.vn/tags/duong-sat-do-thi.html.

[2]. http://www.mrb.gov.vn/.

[3]. http://www.ubifrance.com/vn/SubCategory-68--ng-s-t-va-giao-thong-o-th.

[4]. http://www.vnra.mt.gov.vn/default.aspx?com=AuflaNews&page=article.

[5]. http://www.fica.vn/.../trinh-thu-tuong-de-an-thanh-lap-cong-ty-duong-sat-do-thi-so-.

Ý kiến của bạn

Bình luận