Ba Lan khiến Nga hết thời tại Baltic

Sản phẩm 21/01/2017 07:24

Cùng với sự hiện diện của Mỹ, Ba Lan vừa công bố gói mua sắm quốc phòng cực lớn, trong đó có 3 chiếc tàu ngầm A-26 của Thụy Điển.

photo-1-1484837710757-11-0-309-480-crop-1484837725

Tiêm kích F-16 của Ba Lan 

Sánh ngang Nga

Theo SPN ngày 18/1, Antoni Macierewicz, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan đã tiết lộ kế hoạch mua sắm quốc phòng quy mô lớn của nước này bao gồm mua 14 chiếc trực thăng quân sự do các nhà thầu Airbus, Lockheed Martin hoặc Leonardo-Finmeccanica sản xuất.

Ngoài lô trực thăng quân sự, Ba Lan còn có kế hoạch mua tới gần 100 chiếc tiêm kích F-16 đã qua sử dụng của của Không quân Mỹ. Với điều này, Ba Lan hy vọng sẽ trở thành quốc gia có lực lượng không quân hàng đầu khu vực và đảm bảo cân bằng sức mạnh của quân đội nước này với "người láng giềng" là Nga.

"Chúng tôi hiện đang phân tích các yếu tố liên quan tới chương trình mua sắm máy bay F-16, trong đó yếu tố kinh tế được cân nhắc hàng đầu. Mục tiêu tương lai của chúng tôi sẽ là máy bay thế hệ thứ 5 F-35, mặc dù ở giai đoạn này điều đó là không khả thi.

Tuy nhiên, 5 năm trước, ai có thể nghĩ chúng tôi có thể xây dựng được chương trình mua máy bay F-16 như hiện nay", Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz tự tin tuyên bố.

Cùng với kế hoạch siêu khủng cho Không quân, Ba Lan quyết lột xác cho Hải quân bằng việc mua tới 3 chiếc tàu ngầm siêu tối tân A-26 do Thụy Điển sản xuất.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, tàu ngầm tàu A-26 có lượng choán nước 1.900 tấn, dài 63 m, rộng 6,4 m, kíp lái biên chế từ 17 - 26 người. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và một khoang chuyên dụng để chứa vũ khí.

Tàu ngầm A26 trang bị động cơ diesel điện Stirling, giống như các loại tàu ngầm thế hệ trước lớp Gotland. Đây là loại tàu ngầm đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ Stirling. A26 có khả năng đạt tốc độ tới 20 hải lý/h.

Ngoài ra còn có thông tin cho rằng, tàu ngầm thế hệ mới A-26 của Thụy Điển được trang bị các thiết bị định vị sóng âm và các phương tiện quan sát vào loại tốt nhất để sử dụng vào mục đích trinh sát ngầm.

Ngoài ra, tàu ngầm này còn được ứng dụng công nghệ tàng hình để khó bị phát hiện trong quá trình hoạt động. Nếu các cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi, thời gian ký hợp đồng chính thức sẽ diễn ra vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018.

Đòn kép chốt chặn

Cùng với kế hoạch mua sắm quốc phòng quy mô là sự hiện diện cực lớn cả vũ khí và con người Mỹ tại Ba Lan - động thái được coi là "sự kết thúc sự thống lĩnh của Nga ở châu Âu", ông Antoni Macierewicz cho biết.

Phát ngôn của ông Macherevich được đưa ra để bình luận tuyên bố của giới chức lãnh đạo Moscow và quan chức Bộ quốc phòng Nga khi khẳng định rằng nước này không phải là mối đe dọa với bất cứ ai, kể cả Ba Lan, còn việc triển khai lữ đoàn xe tăng Mỹ ở Đông Âu là sự khiêu khích.

"Những lời này thể hiện sự lo ngại, tâm lý sợ hãi cũng như nỗi thất vọng to lớn rằng, giai đoạn thống lĩnh, thoạt tiên là của Liên Xô và bây giờ Nga đối với các nước Trung Âu và Đông Âu đang sắp kết thúc. Còn đất nước chủ chốt ở châu Âu là Ba Lan" - ông Macherevich nói.

Ba Lan có kích thước lãnh thổ lớn, với toàn bộ dân số, với trình độ quốc phòng và sự sẵn sàng của lực lượng quân đội sẽ là yếu tố quyết định rằng, liệu NATO có trụ được trước đòn tấn công tiềm năng của Nga hay không" - người đứng đầu Bộ Quốc phòng Ba Lan nhận xét.

Bộ trưởng Macherevich nhấn mạnh rằng, giới chức lãnh đạo Điện Kremlin cần tự hiểu rằng, Mỹ và các đồng minh hiểu được vai trò quan trọng của Warszawa đối với NATO, nước này còn là chìa khóa của châu Âu và chính vì vậy, lữ đoàn xe tăng Mỹ mới đến Ba Lan.

Theo Bộ quốc phòng nước này, một lữ đoàn của Quân đội Mỹ sẽ đến Ba Lan trong khuôn khổ hoạt động "Quyết tâm Đại Tây Dương" (Atlantic Resolve), các binh sĩ Mỹ sẽ ở lại trong nước này 9 tháng. Hiện các đơn vị đầu tiên của lữ đoàn tăng thiết giáp Mỹ đã tới nước này.

Thông tấn xã Ba Lan PAP cho biết, khoảng 250 binh sĩ Mỹ đã đến khu vực phía tây nam của đất nước hôm 12/1. Vào tháng 2, các đơn vị quân đội Mỹ sẽ hiện diện thường trực trong khu vực để tham gia cuộc tập trận với các đồng minh châu Âu.

Lữ đoàn chiến đấu bao gồm khoảng 3.500 binh sĩ, 87 xe tăng, 18 pháo tự hành Paladin, hơn 400 xe bọc thép Humvee và 144 xe bọc thép Bradley. Tính tổng cộng hơn 7 nghìn binh sĩ Mỹ sẽ hiện diện ở Ba Lan (không chỉ trong thành phần lữ đoàn tăng thiết giáp).

Ý kiến của bạn

Bình luận