Ba Lan có an toàn hơn khi sở hữu tổ hợp tên lửa Patriot?

Tác giả: SOHA

saosaosaosaosao
Ứng dụng 07/04/2018 08:50

Thỏa thuận cung cấp 2 tổ hợp tên lửa phòng không Patriot trị giá 5,5 tỷ USD giữa Mỹ và Ba Lan đã được ký.

photo1522827098875-15228270988751179537959

Giới chức quân sự Ba Lan tin rằng, Patriot có đủ khả năng ngăn chặn các tên lửa Iskander-M của Nga. 

Mục tiêu là ngăn chặn Iskander?

Nhiều chuyên gia quân sự, cũng như truyền thông Ba Lan cho rằng, việc nước này mua 2 tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ cũng giống như việc trang bị cho quân đội 2 chiếc xe Mercedes hạng sang mới. Chúng đẹp, hiện đại, nhưng không mang lại hiệu quả nhiều đối với việc tăng cường an ninh quốc gia của Ba Lan.

“Nhiều chuyên gia đã nói tới việc các tổ hợp Patriot mới được trang bị liệu có đối phó được với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga. Nhưng rõ ràng, với lãnh thổ trải dài, chỉ 2 tổ hợp Patriot sẽ không đảm bảo an ninh được cho Ba Lan”, nhà bình luận, phóng viên quân sự Ba Lan có bút danh Antonina Swist đánh giá.

Cùng với việc cho phép Mỹ triển khai các thành phần của lá chắn tên lửa và hợp đồng mua sắm tên lửa Patriot, Ba Lan sẽ đối phó với mối nguy cơ mới từ tên lửa Iskander-M.

Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga có tầm bắn lên tới gần 500km. Tổ hợp tên lửa này được Nga triển khai tại vùng Kaliningrad với mục đích tạo đối trọng với các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và NATO triển khai tại châu Âu.

Tuy nhiên, thực tế có được như vậy hay không lại là vấn đề hoàn toàn khác. Tổ hợp tên lửa Patriot gần đây có nhiều màn thể hiện đáng thất vọng ở Saudi Arabia và Israel và không ai dám chắc chắn Patriot có đủ khả năng đánh chặn tên lửa Iskander-M được thiết kế với quỹ đạo bay phức tạp để xuyên thủng các lá chắn tên lửa hay không.

Thực tế, Nga đã nhiều lần cảnh báo, việc Ba Lan trang bị tên lửa phòng không hiện đại và cho phép sự hiện diện căn cứ phòng thủ tên lửa của Mỹ tại nước này sẽ biến Warsaw thành mục tiêu của tên lửa Nga, trong đó có Iskander. Như vậy, việc Ba Lan trang bị tên lửa Patriot không giúp củng cố thêm an ninh của nước này, mà chỉ tạo ra thêm các mối đe dọa quân sự tiềm tàng.

Patriot có được chuyển giao cho Ba Lan hay không vẫn là ẩn số

Từ các thông tin công khai, nội dung hợp đồng chuyển giao tổ hợp tên lửa Patriot giữa Mỹ và Ba Lan có ẩn chứa nhiều vấn đề không thuận lợi cho Ba Lan. Thậm chí, chuyên gia Antonina Swist coi đây là cái bẫy ngoại giao.

Theo đó, việc bàn giao các thành phần của tổ hợp Patriot cho Ba Lan thay vì diễn ra trong năm 2019, thì được chuyển sang năm 2022. Một vấn đề khác nữa là thành phần cốt lõi phục vụ khả năng đánh chặn tên lửa của tổ hợp Patriot là Hệ thống kiểm soát hỏa lực đánh chặn tích hợp – IBCS sẽ chỉ tới Ba Lan sau năm 2020, thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Như vậy, việc thực hiện hợp đồng cung cấp tổ hợp Patriot với hệ thống IBCS tiên tiến cho Ba Lan sẽ diễn ra trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ khác. 

Hoàn toàn có khả năng xảy ra vấn đề tân Tổng thống Mỹ có thể xem xét lại việc thực hiện hợp đồng với Ba Lan với sự thay đổi của tình hình địa chính trị khu vực Đông Âu thời điểm đó.

Cùng với đó, giá thành của hợp đồng cung cấp Patriot cho Ba Lan cũng cao hơn nhiều so với các hợp đồng cùng loại giữa Mỹ và các quốc gia khác.

Đánh giá về hợp đồng mua tổ hợp Patriot, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Tomasz Siemoniak, hai tổ hợp Patriot Ba Lan đặt mua có giá tới 5,5 tỷ USD, trong khi đó, chỉ với 3,9 tỷ USD, Romania đã có trong tay hơn 3 tổ hợp tên lửa phòng không loại này.

“Chính Đảng Pháp luật và Công lý cầm quyền tại Ba Lan đã mất hơn 2 năm vận động phía Mỹ về vấn đề này. Kết quả nhận được là hợp đồng đắt giá ngoài mong đợi”, ông Tomasz Siemoniak nói.

Ý kiến của bạn

Bình luận