Áp dụng cọc đất – xi măng gia cố kè kết hợp đường giao thông sông Kiến Giang, tỉnh Quảng Bình

Khoa học - Công nghệ 09/01/2014 10:24

KS. LÊ VĂN KHỞI TS. CHÂU TRƯỜNG LINH Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà nẵng Người phản biện: ThS. Phạm Xuân Tiến ThS. Hà Xuân Đàn


Tóm tắt: Bài báo tập trung nghiên cứu tính toán ứng suất, biến dạng của nền đê, kè gia cố bằng cọc đất-xi măng; đề xuất phương pháp và mô hình tính toán ứng suất, biến dạng của nền đê, kè gia cố bằng cọc đất-xi măng; thiết lập quan hệ làm việc giữa nền – cọc – công trình với tải trọng tác dụng theo thời gian có liên quan tới sự ổn định công trình, phục vụ tới công tác tư vấn thiết kế và quản lý vận hành nhằm xử lý nền đất yếu Kè chống xói lở sông Kiến Giang, tỉnh Quảng Bình.

Từ khóa: ứng suất, biến dạng, gia cố, đất yếu, cọc đất-xi măng, ổn định, sông Kiến Giang

Abstrast: This paper focuses on studying stress, deformation of the dykes reinforced soil-cement piles; proposed methods and computational models of stress, deformation of the dykes, embankments reinforced with soil-cement piles; establish a working relationship between the pile – works base – load effect from time to time is related to the stability of the works, to serve the design consultancy and operational management to handle soft ground embankment against river erosion Kien Giang, Quang Binh Province.

Keywords: stress, deformation, reinforcement, soft soil, soil-cement piles, stability, Kien-Giang river

Trong thực tế, việc xử lý nền cho đê, kè là không hề đơn giản. Đặc biệt tại những khu vực có mực nước ngầm cao hoặc những khu vực có mưa nhiều. Biện pháp xử lý là bóc bỏ lớp đất yếu để thay thế bằng loại đất tốt hơn. Tuy nhiên, biện pháp này lại rất khó thực hiện bởi một số lý do như: (1) Tăng khối lượng đào bóc ảnh hưởng đến giá thành công trình; (2) Chiều sâu bóc bỏ bị hạn chế; (3) Sau khi đào bỏ thì vấn đề vị trí bãi thải đặt ra làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng và đền bù mặt bằng; (3) Phải tìm mỏ vật liệu để thay thế tầng đất yếu (thông thường là vật liếu thoát nước tốt) dẫn đến phát sinh các công tác khảo sát, vận chuyển và tích trữ…

Cọc đất-ximăng là một trong những giải pháp xử lý nền đất yếu với khả năng ứng dụng tương đối rộng rãi  như: làm tường hào chống thấm cho đê đập, gia cố nền móng cho các công trình xây dựng, ổn định tường chắn, chống trượt mái dốc, gia cố đất yếu xung quanh đường hầm, gia cố nền đường, mố cầu dẫn…So với một số giải pháp xử lý nền hiện có, công nghệ cọc đất-ximăng  có ưu điểm là khả năng xử lý sâu (đến 50m), thích hợp với các loại đất yếu (từ cát thô cho đến bùn  yếu), thi công được cả trong điều kiện nền ngập sâu trong nước hoặc điều kiện hiện trường chật hẹp, trong nhiều trường hợp đã đưa lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với các giải pháp xử lý khác.

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 12/2013

Ý kiến của bạn

Bình luận