Ảnh hưởng Styrene-Butadiene-Styrene đến các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường 60/70

Khoa học - Công nghệ 25/07/2014 14:43

TS. NGUYỄN MẠNH TUẤN Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh KS. TRẦN PHONG THÁI Trường CĐ Nghề GTVT Trung ương 3 KS. TRẦN NGỌC HUẤN Viện Khoa học Công nghệ GTVT Người phản biện: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG TS. LÊ ANH THẮNG


Tóm tắt: Hiện nay có rất nhiều vật liệu mới, đặc biệt các sản phẩm từ polime, được đưa vào mặt đường bê tông nhựa nhưng hiệu quả sử dụng vẫn còn chưa cao. Xuất phát từ điều này, một trong những vật liệu polime sử dụng ở nhiều nước trên thế giới là Styrene-Butadiene-Styrene (SBS) được tìm hiểu khi đưa nhựa đường 60/70 ở Việt Nam, trong nghiên cứu này. Một số chỉ tiêu chính của nhựa đường polime như độ kim lún, nhiệt độ hóa mềm, độ đàn hồi, độ nhớt, độ ổn định lưu trữ và độ dính bám với đá được tiến hành thí nghiệm với 4 hàm lượng SBS khác nhau (2, 4, 6, và 8%) để thấy sự ảnh hưởng của hàm lượng SBS tới các chỉ tiêu kỹ thuật chính của nhựa đường. Bài báo này còn trình bày quá trình trộn SBS với nhựa đường 60/70 bằng thiết bị máy khuấy tốc độ cao.

Từ khóa: Bê tông nhựa, phụ gia polime, Styrene-Butadiene-Styrene, nhựa 60/70.

Abstract: These days, there are many new materials used in asphalt concrete pavement, especially polymer modifiers, but their effects are not enough good. As a result, a well-known polymer modifier in asphalt in the world which is Styrene-Butadiene-Styrene (SBS) is used with asphalt binder 60/70 in this study. Some main properties of polymer modifier asphalt such as penetration, softening point, elastic recovery, kinematic viscosity, storage stability, and adhesion are tested with four percent of SBS such as 2, 4, 6, and 8% in order to analyse the effect of SBS percent to asphalt properties. This paper also shows the mixing procedure of SBS and asphalt binder with penetration grade of 60/70 by using high speed rotating mixer.

Keywords: Polymer modified asphal, polymer additive, 60/70 bitumen.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đó có kết cấu áo đường, giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo và duy trì sự phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, sự gia tăng cả về lưu lượng và trọng lượng của các phương tiện giao thông, kết hợp với điều kiện thời tiết bất lợi của Việt Nam đang gây ra một loạt hiện tượng hư hỏng trên các tuyến đường sử dụng bê tông nhựa (BTN), đặc biệt tại các vị trí như: Mặt cầu, đường dẫn đầu cầu, trạm thu phí, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, nơi tải trọng xe lớn thường xuyên… Với mục tiêu phát triển bền vững, công tác nghiên cứu các nguyên nhân gây hư hỏng và tìm biện pháp cải thiện chất lượng mặt đường bê tông nhựa là một nhiệm vụ cấp thiết. Việc áp dụng những thành tựu khoa học trên thế giới tại Việt Nam đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, như việc ứng dụng phụ gia Wetfix BE của hãng Akzo Nobel để để cải thiện chất lượng mặt đường BTN [1]. Ngoài ra, nhóm tác giả ở Viện Khoa học và Công nghệ GTVT có nghiên cứu sử dụng nhựa có phụ gia TPL- 01, TPL- 02, TPL- 03 để tăng tính dính bám giữa nhựa và cốt liệu năm 2003 [2].

Cùng với công tác nâng cao chất lượng thiết kế và thi công, việc sử dụng vật liệu nhựa đường polime cũng là một giải pháp để nâng cao tuổi thọ của mặt đường BTN. Phụ gia polime có thể chia thành hai dạng chính sau; đàn hồi và dẻo. Polime đàn hồi có thể thể chịu kéo dài gấp 10 lần nhựa thông thường mà không bị đứt, nhưng có thể phục hồi trạng thái ban đầu ngay khi tải trọng thôi tác dụng. Các loại polime đàn hồi sử dụng để cải thiện BTN gồm cao su tự nhiên và nhân tạo, styrene-butadiene-styrene (SBS) và crumb rubber modifiers (CRM) là sản phẩm tái chế từ lốp xe hơi cũ [3].

Trên thế giới, việc sử dụng phụ gia SBS từ những năm đầu của thập niên 90 và đã cho thấy tính hiệu quả của việc cải thiện tính năng của nhựa đường thông thường như tăng tính dính bám với cốt liệu, tăng khả năng làm việc với biên độ dao động nhiệt lớn hơn, tăng khả năng đàn hồi và khắc phục được hiện tượng lún trồi của mặt đường BTN [4, 5, 6].

Ở Việt Nam, loại phụ gia này đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm để đánh giá tính hiệu quả về mặt kỹ thuật, cũng như khả năng ứng dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng khai thác giao thông. Trong xu hướng này, sự đánh giá được sự ảnh hưởng của phụ gia SBS đến sự làm việc kỹ thuật của nhựa đường 60/70 được xem xét và trình bày trong bài báo này.

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 7/2014

Bia web

Ý kiến của bạn

Bình luận