Ấn Độ: Năng lượng Mặt Trời sẽ rẻ hơn than đá vào năm 2020

Diễn đàn khoa học 24/04/2016 13:05

Thật bất ngờ khi mà tuyên bố này được đưa ra bởi Ấn Độ.

solar

Thật bất ngờ khi mà tuyên bố này được đưa ra bởi Ấn Độ và hóa ra, từ lâu họ đã có nhiều nghiên cứu, phát triển công nghệ năng lượng Mặt Trời để áp dụng đại trà trong tương lai gần. Được biết Ân Độ cũng là nước đầu tiên có sân bay sử dụng 100% năng lượng Mặt Trời và dự kiến sắp tới khánh thành nhà máy điện năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới.

Theo bộ trưởng bộ năng lượng Ấn Độ Piyush Goyal, bởi chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng Mặt Trời tại nước này đang ngày càng rẻ và hiện đã xuống tới mức trở thành một lựa chọn hiệu quả hơn so than đá hoặc các loại nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Ông cho biết: "Tôi nghĩ một nhà máy than mới có thể đắt hơn cả một nhà máy năng lượng Mặt Trời. Tất nhiên thách thức đặt ra là cung cấp năng lượng 24/7. Chúng ta chấp nhận điều đó nhưng chúng ta phải tiếp tục với một tầm nhìn dài hạn rằng năng lượng Mặt Trời không phải là thứ bổ sung, phụ thêm."

Và điều đó được thể hiện một phần qua nhà máy năng lượng Mặt Trời công suất 100 GW dự kiến khánh thành vào năm 2020 với mục tiêu cung cấp năng lượng gấp 20 lần so với mức hiện nay tại Ấn Độ. Nhưng điểm mấu chốt giúp chi phí sản xuất năng lượng Mặt Trời ngày càng rẻ hơn tại đây là gì? Năm nay giá của năng lượng Mặt Trời đã lần đầu tiên giảm xuống bằng với than đá, chạm mốc 0,06 đô la cho mỗi kWh, trong khi thuế của than đá lại rơi vào mức 0,05 - 0,08 đô la mỗi kWh.

Và nếu cứ tiếp tục đà giảm giá như hiện tại thì nó sẽ thấp hơn rất nhiều so với than đá và theo ước tính vào năm 2020, năng lượng Mặt Trời sẽ có giá rẻ hơn than đá 10%. Nếu đều đó là sự thật thì sẽ là một bước ngoặt đối lớn đối với Ấn Độ, một nước vốn nguồn cung cấp điện vẫn còn chưa đồng đều giữa các vùng. Theo thống kê hiện tại vẫn còn tới 1/4 dân số, tức là khoảng 300 triệu người Ấn không thể tiếp cận với năng lượng điện.

Do đó, khi mà nguồn năng lượng Mặt Trời rẻ hơn, việc phát triển, mở rộng các nhà máy điện cũng dễ dàng hơn trên khắp cả nước thì sẽ có một mạng lưới điện dễ tiếp cận hơn đối với người dân, đồng thời cũng ít ảnh hưởng tới môi trường hơn, đặc biệt là tại một nước có tới 13/20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới (theo thống kê của CNN). Và hy vọng rằng không chỉ tại Ấn Độ mà mô hình này sẽ được nhân rộng ra tại nhiều nước trên thế giới, mào đầu cho một cuộc cách mạng về năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường trong tương lai gần.

Ý kiến của bạn

Bình luận