Ai bật đèn xanh "xẻ thịt" KĐT Pháp Vân-Tứ Hiệp?

Ý kiến 28/05/2020 07:59

Dù UBND TP Hà Nội có nhiều văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền các quận, huyện rà soát, thống kê, xử lý dứt điểm tình trạng đất dự án bị “biến tướng”, sử dụng sai mục đích; thu hồi dự án chậm tiến độ… Tuy nhiên, tại khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội), việc sử dụng trái mục đích các khu đất dự án vẫn diễn ra và có xu hướng ngày càng tăng, gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông, nguy cơ cao về cháy nổ trên địa bàn.


Đất dự án “chia năm xẻ bảy”

Theo phản ánh của người dân, hiện nay Khu đô thị (KĐT) thường xuyên xảy ra tình trạng xe khách, xe tải lưu thông, đậu đỗ qua đêm trong đường nội khu gây cản trở giao thông, mất an ninh trật tự cho dân cư sinh sống trong khu vực.

Đặc biệt, tại đây từ lâu đã xuất hiện các điểm đỗ xe trái phép, với hàng trăm xe qua lại, lưu trú mỗi ngày gây bức xúc cho người dân. Cụ thể là các bãi xe của Công ty CP Đầu tư xây dựng và vận tải Quân Trung cạnh bờ sông đối diện Nơ 23; Bãi xe tại khu đất quy hoạch nhà A4 ký túc xá sinh viên; Bãi xe tại khu đất hơn 1 hecta cạnh Nhà máy nước Pháp Vân đang được một đơn vị ráo riết huy động máy móc, phương tiện đến san gạt, quây tôn lại để làm dịch vụ trông giữ xe tải, xe khách. Hai lô đất được quy hoạch làm trường học và bệnh viện đối diện tòa nhà Nơ 5 thì bị Công ty Hino trưng dụng làm bãi tập kết xe tải của nhà máy Hino...

20200522_112429
Đối diện tòa nhà Nơ 5, KĐT Pháp Vân - Tứ Hiệp là bãi xe "trái phép" của nhà máy Hino Việt Nam. (Ảnh: Vân Phong)

Ngoài ra, khu đất C1.TH3 được quy hoạch làm trường học cũng ngang nhiên bị "xẻ thịt" để làm bãi đỗ xe, gara sửa chữa ô tô, bãi xe tải, phục vụ lợi ích riêng cho một số đối tượng khiến cho cư dân vô cùng bức xúc.

Việc các xe tải ra vào bãi hàng tại ô đất C1.TH3 khiến vỉa hè ở đây hư hỏng, bong tróc, vỡ nát, những vết rạn nứt kéo dài hàng trăm mét. 

Không chỉ vỉa hè hư hỏng, sự xuất hiện của những xe tải hạng nặng hoạt động cũng khiến đời sống của khu dân cư bất an do ảnh hưởng tiếng ồn và rình rập nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Ở một góc khác, toàn bộ dải đất hàng nghìn mét vuông thuộc dự án nhà ở sinh viên Pháp Vân, đang được chủ đầu tư “xẻ thịt” cho cả chục đơn vị thuê làm điểm kinh doanh nhà hàng, gara ô tô và các kho bãi vật liệu xây dựng. Sau thời gian “án binh bất động” để né sự kiểm tra của cơ quan chức năng, thì mới đây Công ty TNHH và Dịch vụ Trường Phát, bất ngờ san lấp hàng nghìn m2 đất tại dự án này để làm bãi xe tải và điểm đón, trả khách liên tỉnh.

60d63996-7421-4053-8519-e082d1e2562a-1949
Một "bãi xe dù" quy mô lớn tồn tại trên khu đất Ký túc xá sinh viên Pháp Vân không bị xử lý.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Điển hình là khu đất dự án nằm tại góc khu nhà A5 - Ký túc xá sinh viên. Từ đầu năm 2019 đến nay, Tạp chí GTVT đã có hai bài viết phản ánh về việc chủ đầu tư chia nhỏ khu đất này để cho thuê làm điểm kinh doanh hàng loạt dịch vụ: nhà hàng, quán ăn, điểm sửa chữa, bảo dưỡng xe, trạm rửa xe khách. Song đến nay, chính quyền địa phương không những không có động thái xử lý, mà còn để hàng quán ngày càng mọc thêm, hoạt động kinh doanh buôn bán tại khu đất cũng nhộn nhịp hơn trước.

Từ những bức xúc trên, cư dân sinh sống tại KĐT Pháp Vân - Tứ Hiệp kiến nghị: Đối với các khu đất nằm trong quy hoạch đã được bàn giao cho các đơn vị khác nhưng chưa được chủ đầu tư triển khai xây dựng như Dự án Phòng khám đa khoa tại lô đất III.11.4, đề nghị UBND thành phố thu hồi và có phương án bố trí lại công năng cho hợp lý, nhằm mục đích phục vụ cộng đồng, tránh để lãng phí và hoang hóa tài nguyên đất.

“Đối với các số khu đất công cộng rộng hơn 3.000 m2 sát cạnh nghĩa trang Tứ Hiệp, hiện tại đang bị chiếm dụng một phần để làm nhà xưởng, phần còn lại để hoang cỏ dại mọc um tùm gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến vấn đề mỹ quan đô thị, chúng tôi đề nghị UBND thành phố, chính quyền địa phương khẩn trương quy hoạch làm công viên, trồng cây xanh tạo cảnh quan sạch đẹp cho KĐT”, một cư dân tòa nhà Nơ 19, KĐT Pháp Vân - Tứ Hiệp nêu ý kiến.

20200526_135820
Khu đất xây dựng trường tiểu học 2,2 ha của KĐT Pháp Vân - Tứ Hiệp cỏ dại mọc um tùm, trở thành địa chỉ đổ phế thải trộm của các dự án xây dựng và các hộ dân trong khu vực.
20200522_112752
 
20200522_112749
Khu đất C1.TH3 (gần nghĩa trang Tứ Hiệp) được quy hoạch làm trường học cũng đang bị " xẻ thịt" để làm bãi đỗ xe, gara sửa chữa ô tô, bãi xe tải...

Từ thực tế kể trên, dự luận cũng cho rằng đã đến lúc thành phố cần rà soát tổng thể, chỉ đạo chính quyền sở tại, đơn vị được giao đất có phương án xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng sai phép các khu đất dự án thuộc Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, thu hồi ngay những dự án chậm tiến độ, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, gây thất thu ngân sách và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho xã hội.

Liên quan tới vấn đề này, sáng ngày 27/5, trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Đỗ Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND quận Hoàng Mai đề nghị PV liên hệ với Văn phòng ủy ban quận để được bố trí lịch làm việc.

"Các nội dung PV yêu cầu, sẽ được UBND quận cung cấp trong thời gian sớm nhất", ông Tùng cho biết.

Cùng nội dung trên, sáng cùng ngày, PV đã liên hệ với ông Hoàng Xuân Chinh, Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt. Tuy nhiên, ông Chinh chưa có ý kiến phản hồi.

 Dưới đây là những hình ảnh “xẻ thịt” đất dự án tại KĐT Pháp Vân được Tạp chí GTVT ghi nhận trong các ngày cuối tháng 5/2020:

20200522_111711
Khu nhà Ký túc xá sinh viên Pháp Vân (mặt đường gom cao tốc Pháp Vân) đang được các đối tượng lạ mặt  "tranh thủ" sự vắng bóng của các lực lượng chức năng, tổ chức dựng nhà cửa, ga ra ô tô, phục vụ hoạt động bến bãi trái phép.
20200522_111818
Việc xây dựng trái phép diễn ra công khai...

 

20200526_134516
Vỉa hè, lòng đường gom Pháp Vân, trở thành nơi tập kết xe tải "hạng nặng" gây mất ATGT, tuy nhiên chưa được các lực lượng chức năng quận Hoàng Mai tập trung xử lý.
20200522_113029
Nhà hàng mọc trên đất dự án Ký túc xá sinh viên Pháp Vân.
20200522_113051
 
20200522_112837
Thậm chí cả gara ô tô và nhà xưởng hàng hóa...

 

antd-bai_xe_phap_van_tu_hiep-2
Bãi xe Quân Trung tồn tại trái phép dọc bờ sông Tô Lịch đoạn qua KĐT Pháp Vân - Tứ Hiệp gây bức xúc dư luận.
Ý kiến của bạn

Bình luận